Trang chủBlog chia sẻBé 40kg vẫn mặc bỉm ban đêm, mẹ nên làm gì?  

Bé 40kg vẫn mặc bỉm ban đêm, mẹ nên làm gì?  

Share post:

Không ít trường hợp bé 40kg vẫn mặc bỉm ban đêm cho chứng đái dầm. Tình trạng này có thể khiến trẻ tự ti và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Mẹ có thể làm gì để giúp bé khắc phục? Hãy tham khảo thông tin được chia sẻ ngay sau đây!

1. Xác định rõ nguyên nhân để tìm cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đái dầm vào ban đêm. Trong đó có cả các nguyên nhân là do vấn đề bệnh lý. Mẹ cần tìm hiểu rõ bé đái dầm là vì sao và từ đó có cách khắc phục hiệu quả nhất:

  • Căng thẳng hoặc thay đổi môi trường sống: Những thay đổi lớn như chuyển nhà, có anh chị em mới hoặc các yếu tố gây căng thẳng khác có thể khiến trẻ bị đái dầm.
  • Bàng quang chưa phát triển: Đái dầm thường xuyên là do bàng quang của trẻ chưa đủ trưởng thành để chứa nước tiểu tiết ra trong đêm. Bàng quang là một cơ quan cơ bắp mà trẻ em học cách kiểm soát giống như học cách đi và điều khiển cơ chân.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các dấu hiệu có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có màu hồng/đỏ, nước tiểu có mùi hôi.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ: Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và phá vỡ các hormone bao gồm cả hormone chống lợi tiểu.
  • Táo bón mãn tính: Táo bón lâu ngày có thể khiến bàng quang và các cơ khác hoạt động không bình thường. Đái dầm và táo bón mãn tính thường đi đôi với nhau.
  • Tiền sử gia đình mắc chứng đái dầm: 75% trẻ em phải vật lộn với chứng đái dầm có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình cũng gặp phải tình trạng này khi còn nhỏ.
  • Các vấn đề về giải phẫu hoặc hệ thần kinh: Cấu trúc của thận và bàng quang hoặc các dây thần kinh cung cấp cho chúng có thể đã phát triển bất thường khiến trẻ không kiểm soát được việc tiểu đêm.

>> Con đạt cân nặng “vượt ngưỡng” khiến các loại bỉm thường không còn vừa vặn, cơ thể con thường xuyên bị hằn đỏ? Mẹ hãy tham khảo ngay những loại tã quần cho bé 40kg với thiết kế thoải mái cho bé tha hồ vận động tại đây nhé!

be-40kg-van-mac-bim-ban-dem-me-nen-lam-gi- -1

Căng thẳng, sợ hãi có thể khiến trẻ bị đái dầm vào ban đêm

2. Mách mẹ cách giúp trẻ trị dứt điểm đái dầm đêm

2.1. Thay đổi từ hành vi

Chứng đái dầm ban đêm càng kéo dài thì khả năng trẻ tự điều chỉnh được càng thấp. Do đó khi phát hiện trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ cần can thiệp ngay để giúp trẻ cải thiện. Đầu tiên hãy thử với việc giúp trẻ thay đổi các hành vi, thói quen sau đây có thể giúp trị chứng đái dầm đêm:

  • Không cho trẻ uống nước, sinh tố ngay trước khi đi ngủ và loại bỏ hoàn toàn đồ uống có chứa cafein. Caffeine khiến trẻ em cần đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Khuyến khích trẻ sử dụng nhà vệ sinh 15 phút trước khi lên giường và một lần nữa ngay khi đi ngủ.
  • Đảm bảo rằng trẻ luôn ngủ đủ giấc. Loại bỏ đồ điện tử và vật nuôi khỏi phòng của trẻ để không làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Mẹ nên quan sát thời gian trẻ đái dầm trong đêm. Sau đó, hãy đánh thức trẻ trước khoảng thời gian đó và giục trẻ đi vệ sinh. Điều này giúp tạo phản xạ thức giấc đi vệ sinh và tránh đái dầm.

be-40kg-van-mac-bim-ban-dem-me-nen-lam-gi- -2

Không cho trẻ sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ

2.2. Khích lệ tinh thần trẻ

Đồng hành với việc giúp trẻ thay đổi hành vi, mẹ cũng hãy giúp trẻ cải thiện chứng đái dầm bằng cách khích lệ tinh thần cho trẻ bằng cách:

  • Không quát mắng trẻ khi trẻ đái dầm vì điều này có thể làm tăng căng thẳng, cảm giác xấu hổ và khiến trẻ giấu việc đái dầm. Thay vào đó, hãy để trẻ giúp dọn dẹp càng nhiều càng tốt.
  • Tránh nói về chứng đái dầm của trẻ trước mặt người khác.
  • Theo dõi những đêm trẻ không đái dầm để động viên và khen thưởng trẻ. Việc này cũng giúp theo dõi tình trạng đái dầm để biết liệu có đang tiến triển tốt hơn hay xấu đi.
  • Sử dụng bỉm thiết kế ôm sát cơ thể con để nước tiểu không bị tràn qua vách hông, đùi khi bé nằm ngủ. Thay vì thức giấc với chiếc giường bị ướt, trẻ chỉ cần thay tã và không cần dọn dẹp nhiều. Nó cũng giúp giảm cảm giác xấu hổ cho trẻ.

>> Có thể mẹ quan tâm: Bé 40kg có mặc được size 4XL không, có những sản phẩm của thương hiệu nào tốt, cùng tìm hiểu tại bài viết bỉm quần 4XL mẹ nhé!

be-40kg-van-mac-bim-ban-dem-me-nen-lam-gi- -3

Trò chuyện và khích lệ trẻ thay vì trách mắng

2.3. Điều trị theo chỉ định của bác sĩ nếu nguyên nhân là bệnh lý

Chứng đái dầm có thể cảnh báo dấu hiệu bệnh lý và bạn cần liên hệ bác sĩ nếu:

  • Bạn nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Trẻ trước đây không đái dầm ít nhất sáu tháng trước nhưng đã bắt đầu đái dầm trở lại. Đây có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Ngáy to hoặc ngắt quãng hoặc thở hổn hển trong hầu hết các đêm.
  • Có cảm giác nóng hoặc đau khi đi tiểu.
  • Bị sưng bàn chân hoặc mắt cá chân.

Trong quá trình điều trị thì giai đoạn đầu bạn vẫn nên sử dụng tã quần cho bé 40kg. Điều này giúp trẻ không phải thấp thỏm lo lắng về việc tiểu ra giường. Dần dần bạn hãy để bé cởi bỏ bỉm và tự điều chỉnh để không đái dầm ban đêm.

Bé 40kg vẫn mặc bỉm ban đêm vì đái dầm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là mẹ cần nắm được nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp. Và quan trọng nhất, mẹ hãy cùng bé giữ thái độ tích cực nhất để cải thiện tình trạng này nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách pha nước chấm bánh tráng thần thánh, đẹp mặt, ngon miệng

Nhiều chị em nội trợ quan tâm học cách pha nước chấm bánh tráng hấp dẫn. Nếu bạn...

Lưu ngay cách tìm việc làm online ?

Hiện nay, tình trạng ứng viên thiếu việc làm hay các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng...

Employee Experience là gì? Cách để tăng Employee Experience        

Employee Experience là gì mà có thể thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn và có...

20+ Mẫu mộ đá hoa cương chuẩn phong thủy, đẹp nhất 2022 – Binhminhstone

Những mẫu mộ đá hoa cương đang là sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình khi xây...