Trang chủXe hayCách nhận biết biển nào báo hiệu đường hai chiều

Cách nhận biết biển nào báo hiệu đường hai chiều

Share post:

Thông thường, tại các con đường sẽ lắp các loại biển báo đặc trưng. Nếu không nhận biết, bạn sẽ không thể tuân thủ đúng và an toàn. Bài viết này sẽ giúp bạn cách nhận biết biển nào báo hiệu đường hai chiều để tuân thủ đúng quy định. 

biển nào báo hiệu đường hai chiều
Hệ thống biển báo nguy hiểm trong giao thông đường bộ của Việt Nam.

Tại cuối đoạn đường một chiều, gần đến đoạn giao nhau với đường hai chiều, thường sẽ lắp đặt biển báo giao nhau với đường hai chiều nhằm giúp người tham gia giao thông có thể nhận biết trước và có cách xử lý an toàn nhất. Biển báo đường hai chiều là một loại báo hiệu giao thông thuộc nhóm biển báo nguy hiểm, do đặc tính khi lưu thông trên phần đường một chiều sẽ khác với đường hai chiều, nếu không có báo hiệu nhận biết khó tránh va chạm vì đi sai làn đường. Bài viết dưới đây nhằm giúp các bạn nhận biết biển nào báo hiệu đường hai chiều để tránh trường hợp không phân biệt được với các loại biển báo cùng màu sắc và hình dáng.

Cách nhận biết biển nào báo hiệu đường hai chiều?

Biển nào báo hiệu đường hai chiều?

biển nào báo hiệu đường hai chiều
Biển báo hiệu đường hai chiều mang số hiệu W204.

Biển báo hiệu đường hai chiều mang số hiệu biển báo là W204 và có tên là “đường hai chiều”.

Biển báo đường hai chiều là tấm biển có hình tam giác có nền màu vàng, viền màu đỏ và ở giữa có 2 mũi tên màu đen song song ngược hướng với nhau. Biển báo hiệu đường hai chiều được đúc bằng inox mạ kẽm với hình vẽ có chiều cao là 23cm và chiều ngang là 19cm.

  • Về cách sử dụng:

Nhằm báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường do đó mà phải tổ chức cho các phương tiện di chuyển cả hai chiều bên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hay đoạn đường có chiều xe đi và về chung một lượt thì phải đặt biển số W204 “đường hai chiều” báo hiệu đường hai chiều.

Bên cạnh đó, các đoạn đầu và cuối đường nếu có dải phân cách giữa chuyển tiếp sang đường đi chung hai chiều hay khi hết đoạn đường một chiều cũng sẽ phải đặt biển số W204.

Đặc điểm của một biển báo hiệu đường hai chiều

Kết cấu của một tấm biển báo hiệu đường hai chiều

Tấm biển này thường được lắp đặt tại nơi chuyển tiếp đoạn đầu và cuối đoạn đường tại phần chuyển sang đường đi chung hai chiều hoặc hết đoạn đường một chiều nhằm cảnh báo đoạn đường có trở ngại hoặc đang sửa chữa ở một bên nên phải sắp xếp cho các phương tiện di chuyển hai chiều về một bên đường hoặc để báo một đoạn đường đôi có chiều xe đi và về chung.

Một tấm biển báo đường hai chiều nói riêng và biển báo giao thông nói chung hầu hết đều có kết cấu gồm 2 phần: trụ đỡ và mặt biển.

Mặt biển: là nơi thể hiện nội dung của biển báo. Bộ phận này thường được làm từ vật liệu tôn tráng kẽm, được sơn lớp chống gỉ sét 2 mặt và có độ dày khoảng 1.2 – 1.5mm. Mặt trước được phủ màng phản quang 3M3900 hay 3M610 tiêu chuẩn đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và quan trọng là khả năng hiển thị tốt nhất kể cả ban ngày hay đêm.

Trụ đỡ: là một thanh trụ được làm từ thép dày khoảng 1.5mm, chiều cao từ 2.5m đến 3.5m có vai trò làm chân đỡ cho mặt biển giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận diện đồng thời đảm bảo không gian lưu thông an toàn. Trụ đỡ được sơn phủ 3 lớp clo hóa, là loại sơn chuyên dụng trong giao thông vận tải nhằm đảm bảo độ bền cao, tránh rỉ sét, oxi hóa.

Gia công biển báo hiệu đường hai chiều

Khi được gia công hoàn chỉnh, việc lắp đặt các loại biển báo chỉ dẫn vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, đòi hỏi nhân viên kỹ thuật cần lắp đặt kiên cố, đúng yêu cầu kỹ thuật, đồng thời tính toán kỹ lưỡng cự ly chuẩn xác sao cho phù hợp nhất giúp người tham gia giao thông dễ dàng quan sát và không gây trở ngại trong quá trình lưu thông của các phương tiện.

Người tham gia giao thông cần chú ý điều gì khi có biển báo hiệu đường hai chiều?

Khi tham gia lưu thông bạn gặp phải biển báo 204 báo hiệu đường hai chiều thì hãy chú ý quan sát, nhớ giảm tốc độ hết mức cần thiết, hướng tầm mắt ra xa và chú ý làn xe bên phải để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, đặc biệt chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.

Ngoài ra, khi đi trên đoạn đường hai chiều thì có thể sẽ gặp các biển báo giao nhau với đường hai chiều được thể hiện bằng hình vẽ hai mũi tên song song nằm ngang. Biển báo này là biển báo 203 do đó nên chú ý giữ tốc độ và khoảng cách để tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ của Bộ GTVT.

Bài viết trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về cách nhận biết biển nào báo hiệu đường hai chiều. Bạn có thể tham khảo thêm quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về Luật giao thông đường bộ để hiểu rõ hơn các loại biển báo khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những lưu ý khi mua xe 50cc cũ bạn cần nắm rõ

Chuyện mua bán xe máy cũ cũng không có gì là rủi ro, nếu như bạn tìm hiểu...

Thực tế hình ảnh xe VinFast VF e34 gây “thương nhớ” cho người dùng

Gây ấn tượng không chỉ là sản phẩm xe điện đầu tiên của Việt Nam mà VinFast VF...

Bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện container lạnh tại Tân Thanh

Ngày nay, để vận chuyển hàng hóa tươi sống như rau củ quả, thịt cá đi xa mà...

Top 3 Địa Chỉ Sửa Máy Lạnh Sài Gòn Uy Tín, Chất Lượng

Hiện nay, máy lạnh đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng...