Do một số vấn đề mà một số công ty phải rút hồ sơ đăng ký kinh doanh. Vì thế chúng ta sẽ tìm hiểu về công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh và những điều cần biết về thủ tục xin rút hồ sơ.
Các trường hợp được nộp công văn xin rút hồ sơ kinh doanh
Công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh là một văn bản được soạn thảo và sử dụng khi chủ của một công ty, doanh nghiệp nộp khi không muốn kinh doanh nữa trong thời hạn chờ Giấy phép kinh doanh vì một số lý do nhất định.
Các trường hợp có thể nộp công văn xin rút hồ sơ:
Trong một vài tình huống cụ thể, công ty, doanh nghiệp có thể đề nghị phòng Đăng ký kinh doanh rút lại hồ sơ đã nộp. Khi đó hồ sơ của doanh nghiệp bạn đăng ký sẽ đánh dấu là “Bị từ chối” tức là đã rút thành công. Chính vì thế các trường hợp cụ thể có thể nộp công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh như sau:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh đã chọn nhầm và muốn thay đổi: Thay đổi thông tin về ngành đăng ký kinh doanh, thông tin của doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp, trụ sở,…), thông tin ngân hàng và gửi hồ sơ giải thể công ty, doanh nghiệp khi chưa có quyết định rõ ràng.
Không muốn tiếp tục kinh doanh và yêu cầu rút hồ sơ đăng ký kinh doanh vì lý do nội bộ của công ty, doanh nghiệp.
Liệt kê thông tin nhầm mục.
Rút hồ sơ đăng ký kinh doanh trong trường hợp hồ sơ gửi ban đầu bị nhầm lẫn: tên công ty, trụ sở công ty, số vốn ban đầu.
Hiện nay Nhà nước đã triển khai Cổng thông tin điện tử nên quá trình này thông thường người ta sẽ thực hiện trên mạng điện tử chứ ít khi ra tận nơi xử lý. Sau đây sẽ là quy trình yêu cầu rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng.
Quy trình yêu cầu rút hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
Các bước thực hiện rút hồ sơ đăng ký kinh doanh
Bước 1: Truy cập vào trang web đăng ký kinh doanh của Cổng thông tin điện tử Chính phủ theo đường link có sẵn.
Bước 2: Đăng nhập vào trang web bằng tài khoản đã đăng ký.
Bước 3: Chọn mục “Danh sách hồ sơ đăng ký”. Tại đây chủ công ty, doanh nghiệp có thể thấy rõ được tình trạng của hồ sơ đã nộp được yêu cầu rút.
Bước 4: Chọn mục “Xem”
Tiếp theo là tải công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh lên trang mạng. Công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh cần phải đạt được các điều kiện sau:
Công văn được đính kèm phải được định dạng dưới dạng docx hoặc pdf.
Nội dung trong công văn cần được thể hiện chính xác, có đầy đủ chữ ký theo quy định.
Tên của công văn gửi đi phải giống với tên trong hồ sơ đã gửi bằng giấy trước đó.
Tài liệu công văn đính kèm có dung lượng phải nhỏ hơn 15MB.
Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi hoàn tất quá trình xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh thì bạn nhấn chọn “Chuẩn bị” bạn sẽ nhập số để xác nhận rồi chọn “Xác nhận” để hoàn thiện bước chuẩn bị.
Xác thực hồ sơ từ người đăng ký
Để có thể xác thực hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng thì cá nhân đại diện cần chọn vào Xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh để tiến hành xác thực.
Các bước để xác thực hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với trường hợp sử dụng chữ ký công.
Chọn mục: “Tôi xin…đính kèm”.
Sau đó chọn vào Xác nhận rồi máy tính sẽ tự động hiện lên giao diện để định dạng chữ ký công. Tại đây bạn sẽ lựa chọn chữ ký để xác nhận vào hồ sơ. Làm theo các bước hướng dẫn của giao diện sau 2 bước sẽ hiển thị kết quả thành công.
Nếu tài khoản sử dụng chữ ký cá nhân thì sẽ tiến hành thực hiện như sau:
Ấn xác nhận: “Tôi xin cam đoan….đính kèm”. Sau đó chọn Xác nhận.
Người đăng ký sẽ chọn chữ ký và xác nhận quá trình thành công.
Chuyển hồ sơ tới Phòng ĐKKD
Khi đã hoàn tất quá trình gửi thì hồ sơ đó sẽ được đánh dấu là “Đang nộp”. Cho tới khi Phòng Đăng ký kinh doanh tương ứng nhận được hồ sơ thì trạng thái của hồ sơ sẽ được đánh dấu là “Đã gửi đi”.
Đồng thời lúc này trên hệ thống sẽ có 2 bản in trên tài khoản của người gửi hồ sơ/ đăng ký kinh doanh. Nếu cần thiết chỉ cần bấm vào văn bản và chọn “In” là thành công.
Nhận kết quả
Khi hồ sơ đã được gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh thì tại đây sẽ hồ sơ sẽ được xử lý, nếu hồ sơ xin rút đăng ký kinh doanh được chấp nhận thì trên hệ thống sẽ hiển thị là “Bị từ chối”. Lúc này doanh nghiệp, công ty đó có thể nộp bản hồ sơ xin đăng ký kinh doanh khác theo mục đích ban đầu.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về công văn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh đồng thời là quy trình để có thể xin rút hồ sơ qua mạng điện tử tại Cổng thông tin. Hãy chờ và đọc những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin có ích.