Trang chủBlog Tài chính kinh tếCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 đến 1933...

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 đến 1933 và hậu quả của nó.

Share post:

Trong bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào thì sự khủng hoảng là hiện tượng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các nước tư bản. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 1929 đến 1933 và hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng, bởi những hệ lụy của nó không chỉ diễn ra trong một thời gian dài mà còn ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên thế giới. 

cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 và hậu quả của nó
Hình 1: Ảnh minh họa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 1929 đến 1933.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 đến 1933

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 đến 1933 hay còn biết đến với tên gọi Đại khủng hoảng (tiếng Anh là The Great Depression) là thời kỳ diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây là đợt suy thoái dài nhất vì nó bắt đầu vào năm 1929 và cho đến cuối những năm 1930 mới chấm dứt. 

cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 và hậu quả của nó
Hình 2: Ảnh minh họa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 1929 đến 1933.

Nguyên nhân

Hai nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là bởi sự sản xuất ồ ạt, bừa bãi chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung hơn cầu. Vì thế đây còn được gọi là cuộc khủng hoảng sản xuất “thừa”. Ngoài ra, trong thời kỳ này chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, sự bóc lột của giai cấp tư sản đã gây ra tình trạng sức mua của quần chúng giảm sút.

Diễn biến

Ở Mỹ: 

  • Cuộc khủng hoảng xảy ra vào tháng 9 năm 1929 bắt đầu từ nước Mĩ, vì đây là nước tư bản phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ. Cuộc khủng hoảng này đã gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến các ngành công nông và thương nghiệp ở Mỹ.
  • Sản lượng công nghiệp ở nước này giảm mạnh chỉ còn 53,8% so với năm 1929. Trong đó, lượng gang, thép giảm xuống 75% đến ô tô giảm 90%, chưa kể đến các 11500 xí nghiệp lớn nhỏ lần lượt bị phá sản.
  • Để giải quyết tình trạng trên nhiều nhà tư bản đã tiêu hủy cà phê, sữa, lúa mì, thịt,… để nâng cao giá hàng hóa và thu lời nhiều, thay vì bán hạ giá, họ đem tất cả đi đốt và đổ xuống biển. 

Ở các nước khác:

  • Ở Anh, năm 1931 sản lượng gang, thép, thương nghiệp sụt giảm không phanh.
  • Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 đến 1936, sản lượng công nông nghiệp, ngoại thương giảm hàng loạt, đặc biệt là thu nhập quốc dân giảm đến 30%.
  • Tương tự như ở Đức, Ba Lan, Ý, Nhật đều xảy ra khủng hoảng như trên. 

=> Chính phủ các nước tư bản tiến hành đánh thuế cảng nặng để hạn chế tình trạng hàng hóa nước ngoài vào. Chính phủ Mỹ và các nước tư bản khác trích tiền trong ngân quỹ nhà nước để trợ cấp cho các nhà tư bản. Mãi cho đến 4 năm sau, là năm 1933, cuộc khủng hoảng mới kết thúc hoàn toàn.

Hậu quả

Lĩnh vực kinh tế

  • Nạn thất nghiệp xảy ra nặng nề nhất là ở Mỹ, vào năm 1933, có 17 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, hàng nghìn nông dân phải bỏ ruộng vườn để kiếm sống nơi thành phố. Ở Anh có đến hơn 3 triệu người thất nghiệp vào năm 1931, tình trạng này xảy ra với các nước tư bản.
  • Tiền lương công nhân ở các nước giảm kéo theo tiền lương thực cũng giảm sút mạnh. Đồng thời mức sống của nông dân giảm theo, nhiều người phá sản, đời sống nhân dân lao động cơ cực. Vào năm 1931, thành phố New York đã có hàng nghìn người chết đói.
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 và hậu quả của nó
Hình 3: Ảnh minh họa tình trạng thất nghiệp của cuộc khủng họa kinh tế từ năm 1929 đến 1933.

Lĩnh vực chính trị – xã hội

  • Đời sống bị bóc lột tàn bạo ép công nhân và nhân dân lao động đứng dậy đấu tranh để giành quyền lợi. Năm 1930, hơn hai vạn công nhân thị uy ở Mỹ. Tiếp tục đó là những năm sau, hơn 3 triệu rưỡi công nhân tham gia các phong trào đình công, bãi công. Tương tự với nước Đức, liên tiếp từ năm 1930 đến 1933 có hơn 15 vạn đến 35 vạn công nhân bãi công.
  • Trong khi các nước Anh, Pháp tiến hành công cuộc cải cách nền kinh tế nước nhà thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản bắt đầu phát xít hóa chế độ cai trị và ráo riết phát động chiến tranh.
cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 và hậu quả của nó
Hình 4: Ảnh minh họa Nhật Bản bắt đầu phát xít hóa chế độ cai trị.

Quan hệ quốc tế:

  • Thế giới hình thành nên 2 khối đế quốc đối lập nhau, một bên là Mỹ, Anh, Pháp và một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Cả hai khối đều tăng cường chạy đua vũ trang ráo riết, nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới mới. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 và hậu quả của nó tại Việt Nam

  • Thực dân Pháp rút toàn bộ vốn đầu tư ở Đông Dương đồng thời bóc lột ngân sách Đông Dương để đổ về tư bản Pháp. Vốn dĩ, sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đã thiếu hụt vốn lại còn đình trệ trầm trọng.
  • Lúa gạo mất giá khiến cho việc xuất khẩu không phát triển khiến cho ruộng đất bị bỏ hoang nhiều.
  • Đời sống nhân dân cơ cực, nông dân phá sản, tiểu tư sản rơi vào tình trạng thất nghiệp.
  • Pháp tăng sưu thuế cao gấp 2 3 lần bình thường và đồng thời thực hiện các chính sách khủng bố, nhằm dập tắt các phong trào nhân dân. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 và hậu quả của nó đã được nêu rõ trong bài viết trên. Hy vọng qua đây, các bạn có thể hiểu rõ được tình hình cũng như nguyên nhân, diễn biến, hậu quả trên toàn cầu cũng như Việt Nam. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nhân viên văn phòng cần bằng cấp gì để làm việc tại các doanh nghiệp

Nhân viên văn phòng là một trong những bộ phận quan trọng thực hiện các công việc có...

Thông tin về app Baemin và cách săn mã giảm giá trên app VinID

Baemin được biết tới là một trong số các ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất hiện...

Top 5 app kiếm tiền online cho Android mà bạn nên biết

Kiếm tiền online trên ứng dụng điện thoại là hình thức kiếm tiền HOT đang thu hút sự...

Thông tin cần biết về ngân hàng HSBC là ngân hàng gì? Có uy tín hay không?

Ngân hàng HSBC đã không còn xa lạ với người Việt Nam nhưng trên thực tế vẫn chưa...