Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về mảnh đất eo hẹp của Việt Nam và tìm hiểu cách mà duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
Việt Nam là một trong những đất nước giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt. Hơn thế nữa vị trí địa lý của Việt Nam được coi là ưu thế chiến lược khi có thể giao thương buôn bán với các nước Đông Nam Á khác trên khu vực.
Để tạo nên những thuận lợi và góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, các khu vực như Đông Nam Bộ, Bắc Bộ và đặc biệt là Duyên Hải Nam Trung Bộ là những nơi trọng yếu, thiên thời địa lợi nhân hòa giúp cho Việt Nam vươn mình trỗi dậy, thoát khỏi top những nước nghèo nhất trên thế giới.
Những thuận lợi về vị trí địa lý của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
- Để tìm hiểu được Duyên Hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào thì trước hết, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý đắc địa, nằm trên đường chí tuyến Bắc-Nam và giáp với biển Đông, khiến cho đây được coi là dải đất màu mỡ về khoáng sản, tài nguyên, là cửa giao thương hàng hóa chung của các nước láng giềng.
- Địa hình của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có các đồng bằng phù sa, thích hợp cho việc nuôi trồng nông sản như lúa, ngô,… chăn thả gia súc, gia cầm.
- Tài nguyên về rừng cũng là một trong những thế mạnh của nơi đây với diện tích rừng canh tác, rừng tự nhiên lớn và có các loại gỗ quý hiếm trên thế giới như sâm qui, trầm hương.
- Một thuận lợi không thể bỏ qua của vùng đồng bằng Duyên Hải Nam Trung Bộ chính là vùng biển có rất nhiều thủy hải sản, cảnh quan đẹp thích hợp để phát triển các loại hình du lịch dưới nước.
- Con người nơi đây chịu thương, chịu khó, biết tận dụng hết tối đa những gì mà thiên nhiên ban tặng để phục vụ cho cuộc sống và làm giàu cho đất nước.
Khó khăn của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam
- Bên cạnh những thuận lợi, đồng bằng Duyên Hải Nam Trung Bộ cũng có những khó khăn nhất định khiến cho nơi đây còn đói nghèo so với các vùng khác. Vì giáp với biển Đông nên nơi đây thường phải hứng chịu các cơn bão dữ dội từ thiên nhiên và gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về con người và vật chất.
- Địa hình eo hẹp, bị phân thành nhiều vùng nhỏ lẻ đã khiến cho Duyên hải Nam Trung Bộ không thể thực hiện việc canh tác trên đất một cách liên tục, điều này kéo theo năng suất thu hoạch thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đời sống người dân vô cùng đói khổ.
- Các nhà đầu tư còn e ngại rút vốn vào Duyên hải Nam Trung Bộ bởi vì cơ sở hạ tầng, chính sách an sinh xã hội ở đây còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
Với những thuận lợi và khó khăn ở trên, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã định cho mình hướng phát triển kiểu mới, đó là sự kết hợp nhịp nhàng giữa việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu ra nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng- kỹ thuật phục vụ cho giao thông vận tải trên đường bờ biển và đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, du lịch, giải trí. “Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào” thì 3 ngành trọng điểm sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính sách phát triển của dải đất miền Trung này.
Giao thông vận tải, giao thương trên biển
- Đầu tư xây dựng các cảng biển hiện đại với sức chứa tầm cỡ, mở rộng tự do buôn bán hàng hóa với nước ngoài và thu lợi nhuận khổng lồ từ việc cho thuê cảng biển để xuất nhập khẩu.
- Ưu tiên phát triển ngành logistic với mong muốn đưa Duyên Hải Nam Trung Bộ trở thành top những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở khu vực Đông Nam Á. Một số cảng biển sâu phải đến là Nhơn Hội (Bình Định), Vân Phong (Khánh Hòa), Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi).
Dịch vụ giải trí trên biển
- Hiểu rõ được ưu thế về vị trí địa lý cùng với lịch sử hình thành của khu vực, chính quyền Việt Nam đã tiến hành tu sửa các di tích lịch sử như Cố Đô Huế, Di tích Thánh Địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An để thu hút khách du lịch, phát triển dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi.
- Cải cách và xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại, phục vụ và thu hút một lượng khách đến tham quan.
Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
- Nguồn thủy hải sản ở miền Trung cực kỳ đồi dào, ngư dân ở đây không chỉ đánh bắt cá, tôm, cua, mực mà còn sơ chế biến để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ.
- Mở rộng diện tích canh tác ở các vùng, thử nghiệm nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản mới cho công suất cao hơn, áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để bảo đảm điều kiện sống tốt nhất cho cây trồng, nông sản.
- Dùng các tàu đánh bắt cá có công suất lớn, có thể đi được nhiều ngày để thu được nhiều hải sản hơn. Duyên hải Nam Trung Bộ đã bắt đầu hình thành các khu chế xuất thủy hải sản nổi tiếng, chuyên sản xuất ra thực phẩm đông lạnh, nước mắm đóng chai như Phan Thiết, Nha Trang, Phú Yên, Khánh Hòa.
Lời kết
“Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào” thì có lẽ đến đây bạn đã biết rồi phải không nào. Mặc dù mảnh đất này còn nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán quanh năm khiến cho đời sống của nhân dân vô cùng cơ cực nhưng chính vì điều đó mà hơn ai hết, người dân miền Trung luôn chịu khó vượt lên nghịch cảnh. Khai thác tối đa tiềm năng về biển, đem đến một nguồn lợi khổng lồ cho ngành thủy hải sản Việt Nam, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đã thật sự đổi cho mình lớp áo mới, hiện đại hơn, năng động hơn.
Chúc các bạn có những phút giây thư giãn thật vui vẻ!