Employee Experience là gì mà có thể thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn và có những trải nghiệm tốt ở công ty? Hôm nay HappyTime sẽ chia sẻ với bạn về khái niệm Employee Experience, về các yếu tố ảnh hưởng và các cách hay để có thể tăng trải nghiệm nhân viên cho mọi doanh nghiệp.
Employee Experience là gì? Cách để tăng Employee Experience
Employee Experience (EX) là gì?
Employee Experience (EX) có nghĩa là trải nghiệm nhân viên, hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ này. Theo Forbes, trải nghiệm của nhân viên vượt ra ngoài khái niệm về sự gắn bó của cá nhân với tổ chức, các đặc quyền được cung cấp bởi thương hiệu của công ty hoặc nhà tuyển dụng.
Còn Culture Amp lại định nghĩa rằng, trải nghiệm nhân viên bao gồm những quan sát, cảm xúc và các tương tác của các cá nhân trong suốt hành trình làm việc của nhân viên tại một tổ chức. Trải nghiệm của nhân viên là một cuộc hành trình gồm nhiều điểm chạm, bắt đầu từ những tương tác đầu tiên từ bức email mời phỏng vấn đến khi nhân sự out ra khỏi tổ chức. Không gian làm việc, văn hóa doanh nghiệp và công nghệ của công ty là tất cả các yếu tố tạo nên một trải nghiệm nhân viên toàn diện.
Thông qua hai khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu, trải nghiệm của nhân viên là làm cho nhân viên hào hứng và tin tưởng vào công việc mà họ làm. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề Employee Experience của nhân viên, sẽ mang đến những trải nghiệm tích cực cho nhân viên. Ngược lại, nếu công ty chưa chú trọng việc này có thể dễ dàng đánh mất nguồn nhân lực chất lượng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trải nghiệm nhân viên là gì? Tuyệt chiêu nâng cao trải nghiệm nhân viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên
Có thể có nhiều yếu tố để tác động đến Employee Experience, thế nhưng có 3 yếu tố chính mà bạn nhất định phải nắm vững, bất kể tổ chức lớn hay nhỏ:
Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên
Văn hóa doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Văn hóa của một công ty có thể là những gì truyền tải sứ mệnh, giá trị, thực tiễn và thái độ của công ty. Đó là sự pha trộn giữa phong cách lãnh đạo và cơ cấu tổ chức, ý thức về mục đích và sự kết hợp của những tính cách làm việc. Văn hóa doanh nghiệp có thể thúc đẩy nhân viên tiến về phía trước hoặc kìm hãm họ phát triển.
Không gian làm việc
Doanh nghiệp cần chú trọng tạo ra môi trường làm việc rộng rãi, thoáng đãng, có cây xanh, cũng như các khu vực giải lao, tuỳ vào điều kiện của tổ chức. Nhân viên hài lòng trong môi trường làm việc của họ sẽ tập trung tốt hơn, cải thiện sức khỏe và làm việc hiệu quả hơn. Và không gian làm việc thực tế không nhất thiết phải luôn luôn ở văn phòng, khi mà hình thức làm việc remote ngày càng trở nên phổ biến.
Môi trường công nghệ
Một môi trường áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, trang bị những công cụ làm việc tối ưu hay các phần mềm thông minh, chắc chắn sẽ giúp công việc trở nên hiệu quả hơn. Do đó doanh nghiệp nên cố gắng việc cung cấp cho nhân viên những công cụ cần thiết để tối đa hóa hiệu quả và khiến họ cảm thấy tự tin hơn trong vai trò của mình. Ví dụ áp dụng phần mềm chấm công thông minh, như HappyTime cũng là một hình thức áp dụng môi trường công nghệ tối ưu.
Một môi trường trang bị những công cụ làm việc tối ưu sẽ giúp công việc trở nên hiệu quả hơn
Các cách để cải thiện Employee Experience
Dưới đây là những gợi ý “xịn sò”, giúp bạn có thể nâng cao trải nghiệm nhân sự tại doanh nghiệp mình.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của người quản lý
Cần phải hiểu rằng, nhà quản lý cũng là một điểm chạm quan trọng trong hành trình trải nghiệm của nhân viên tại tổ chức. Phong cách lãnh đạo của cấp trên có thể tạo ra trải nghiệm tích cực hoặc tiêu cực cho nhân viên. Là người quản lý bạn phải có sự lãnh đạo bao quát, phải hiểu đâu là các mục tiêu quan trọng và có cách ứng xử cho phù hợp. Nhà quản lý cũng nên trao quyền phù hợp cho nhân viên của mình và nâng cao năng lực của bản thân, để nhân viên kính nể.
Đầu tư vào môi trường làm việc tối ưu
Tuỳ vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể trang bị thêm các tiện ích mới tại văn phòng: như máy cafe, tủ lạnh, lò vi sóng, không gian thư giãn,…để kích thích sự sáng tạo. Hãy hỏi nhân viên đang cần môi trường thay đổi như thế nào để có thể làm việc tốt hơn và cô gắng đáp ứng nó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên áp dụng các công nghệ, phần mềm hỗ trợ công việc.
Các cách để cải thiện Employee Experience
Nâng cao sự tôn trọng, hòa nhập
Mọi nhân viên đều có cá tính và sự khác biệt của họ so với những người khác. Và tất cả những gì doanh nghiệp cần làm tôn trọng và hiểu những khác biệt này. Trải nghiệm mang tính cá nhân sẽ khiến cho nhân viên có cảm giác luôn được trân trọng và tôn trọng. Đây chính là sợi dây kết nối vô cùng bền vững giữa doanh nghiệp và người nhân viên.
Đầu tư vào các chương trình giúp nhân viên phát triển
Giữa các mục tiêu kinh doanh, nhà quản lý cần đặt sự quan tâm đến phát triển nội bộ bao gồm trải nghiệm nhân viên một cách nghiêm túc. Chỉ khi doanh nghiệp khỏe mạnh từ bên trong, họ mới đủ nguồn lực để thực hiện tham vọng kinh doanh. Các nghiên cứu cũng cho thấy, khi quản lý trải nghiệm nhân viên hiệu quả nó có thể tạo ra giá trị tương đương trong quản lý trải nghiệm khách hàng. Bởi nhân viên cơ hội học hỏi, giúp đỡ và thử các công việc mới sẽ giúp họ luôn giữ được niềm yêu thích và động lực.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có những hiểu biết tổng quan về Employee Experience cũng như cách hay để có thể tăng trải nghiệm nhân sự tại doanh nghiệp của mình. Nếu doanh nghiệp bạn còn có những gợi ý nào thú vị, hãy chia sẻ cùng HappyTime nhé.