Cùng tìm hiểu những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch Bộ Y tế. Như chúng ta đã biết, tim mạch chính là bệnh lý được xuất hiện một cách âm thầm nhưng nó để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến tính mạng người mắc. Theo thống kế của Bộ Y tế trong những năm gần đây đã cho chúng ta thấy rõ về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch gây ra ngày một phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình cứ 4 người lớn tại Việt Nam lại có ít nhất 1 – 2 người đã mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Vậy làm thế nào để có những phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị sớm cho bệnh tim mạch đầy nguy hiểm này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch Bộ Y tế
Trước tiên để biết được những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch Bộ Y tế thì chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về bệnh tim mạch trước đã nhé! Bệnh tim mạch chính là bệnh liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động, co bóp của các mạch máu dẫn đến tình trạng suy yếu khả năng làm việc của tim. Những bệnh tim mạch nhiều người mắc phổ biến hiện nay như động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim hay suy tim.
Ảnh hưởng của bệnh tim tác động lên cơ thể con người là rất lớn, nó gây hẹp, xpw cứng và tắc nghẽn mạch máu. Không những vậy nó còn làm gián đoạn hoặc gây ra tình trạng không cung cấp đủ Oxy đến cho cơ quan não bộ hay những cơ quan khác trong cơ thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, các cơ quan trong cơ thể bị trì hoãn hoạt động, lâu dần nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người mắc bệnh tử vong.
Bệnh tim mạch là một trong những loại bệnh phổ biến mà có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Nếu một người đã mắc phải căn bệnh này thì sẽ khá là khó để có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, thêm vào đó chi phí điều trị cũng khá lớn và đôi khi có nhiều gia đình không đủ kinh tế để có thể chữa trị cho người thân của mình.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch Bộ Y tế căn cứ dựa trên các quyết định sau thuộc Bộ Y tế:
- Quyết định 2187/QĐ-BYT ngày 03 tháng 06 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng mạch vành cấp tại đây.
- Quyết định số 1762/QĐ-BYT ngày 17 tháng 4 năm 2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn dẫn đoán điều trị suy tim mãn tính tại đây.
Hướng dẫn đã đưa ra các chẩn đoán cũng như phân độ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân là suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà có thể gặp những triệu chứng khác nhau.
Những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình điều trị suy tim
Quá trình điều trị suy tim hiện nay bao gồm những bước, biện pháp như sau: những biện pháp điều trị chung cho tất cả các loại nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim, chế độ không dùng thuốc, dùng thuốc cùng với sự can thiệp và những biện pháp điều trị đặc biệt để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể tùy vào tình trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tim của bệnh nhân.
Tuy nhiên dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chúng ta cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý bởi chế độ nghỉ ngơi cũng vô cùng quan trọng vì nó góp phần không nhỏ trong quá trình hoạt động của tim. Tuy nhiên, người bệnh phải có một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
- Đối với bệnh nhân suy tim nhẹ nên khuyến khích tập thể dục nhưng không nên quá dùng sức vào những môn thể thao hao tốn năng lượng, thể chất.
- Đối với bệnh nhân có tình trạng suy tim nặng hơn nên vận động nhẹ nhàng.
- Đối với bệnh nhân có tình trạng suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
Chế độ ăn uống:
- Bệnh nhân chỉ nên sử dụng <3g muối NaCl/ngày, tức là <1,2g (50 mmol) Na+/ngày.
- Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên từ bỏ những thói quen sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, tránh các cảm xúc mạnh, tránh để cơ thể gặp tình trạng stress, nên ngừng việc sử dụng những loại thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu bệnh nhân đang dùng, tránh sử dụng các loại thuốc ngậm nước như corticoid, NSAID và điều trị những yếu tố làm nặng thêm những tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng hay rối loạn nhịp tim, yếu tim,….
Đối với những bệnh nhân mắc phải suy tim thì việc giáo dục về sức khỏe cũng như theo dõi tình trạng là việc vô cùng cần thiết và cũng sẽ mang lại những hiệu quả đối với người bệnh. Thêm vào đó, để điều trị suy tim là cả một quá trình lâu dài và khá tốn chi phí chính vì vậy bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân nên chuẩn bị sẵn những tâm lý để có sự phối hợp nhịp nhàng nhất trong quá trình điều trị hay chung sống với bệnh. Bệnh nhân được khuyến khích là nên tập thể dục đều đặn trong khả năng cho phép và luôn theo dõi tình trạng của mình để báo cáo cho các y bác sĩ biết và xử lý tình trạng kịp thời tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp các bạn biết những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch Bộ Y tế. Có thể thấy, việc điều trị bệnh tim mạch là cả một quá trình lâu dài bởi nó liên quan đến bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Nếu não là bộ phận điều khiển mọi hoạt động cơ thể thì tim chính là bộ phận để giúp não làm được điều ấy. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã có thêm kiến thức, thông tin về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch Bộ Y tế và thực hiện cho đúng để chữa bệnh một cách kịp thời, chuẩn xác nhất nhé!