Nhiệt miệng được biết đến là một trong những căn bệnh phổ biến có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu bạn đang tìm kiếm các mẹo chữa nhiệt miệng thay vì sử dụng thuốc tây, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Như các bạn đã biết, bệnh nhiệt miệng thường kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc có thể lâu hơn. Người bị nhiệt miệng thường sẽ xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng nhỏ, xung quanh sẽ có thêm viền đỏ bên trong khoang miệng, gây đau rát. Những vết này khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không lưu ngay 6 mẹo chữa nhiệt miệng dưới đây nhé!
Tham khảo mẹo chữa nhiệt miệng bằng nước muối
Một trong những mẹo chữa nhiệt miệng được nhiều người thực hiện chính là sử dụng nước muối. Mặc dù, sử dụng nước muối có thể khiến bạn cảm thấy hơi rát nhưng nó sẽ giúp vết loét của bạn lành nhanh hơn.
Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng dưới đây gồm các 3 bước như sau:
Bước 1: Hòa tan 5 gam muối cùng 230ml nước ấm.
Bước 2: Súc miệng bằng dung dịch nước muối trong khoảng 20 – 30 giây rồi nhổ ra.
Bước 3: Súc miệng nhiều lần và thực hiện cách nhau nhiều lần nếu cảm thấy cần thiết.
Để việc súc miệng được sạch sẽ hơn, bạn có thể mua những chai nước muối sinh lý tại hiệu thuốc và pha với một chút nước ấm tại nhà để đạt hiệu quả làm sạch tối đa.
Mẹo chữa nhiệt miệng bằng baking soda bạn nên tham khảo
Một trong những cách chữa nhiệt miệng tại nhà bạn có thể áp dụng thử như sử dụng baking soda. Thay vì sử dụng muối tinh, muối trắng như cách trên, bạn cũng có thể sử dụng một chút baking soda.
Với loại muối nở này sẽ giúp bạn cân bằng độ pH và giảm vết loét một cách nhanh nhất. Cách thực hiện cũng tương tư như cách súc miệng với nước muối.
Mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả quả tức thì cùng mật ong
Mẹo trị nhiệt miệng cùng mật ong cũng là một trong những phương pháp khá hay và hiệu quả. Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm khá tốt đặc biệt khi bạn gặp tình trạng nhiệt miệng.
Mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng giảm đau, sưng đỏ một cách nhanh chóng. Loại nguyên liệu mà thiên nhiên ban tặng này đồng thời cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.
Với mật ong, bạn có thể áp dụng cách làm như thoa mật ong lên vết nhiệt miệng khoảng 4 – 5 lần/ngày tùy vào mức độ nhiệt nặng hay nhẹ.
Bạn nên lựa chọn những loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý để giúp quá trình chữa lành vết thương đạt hiệu quả nhất định.
Bên cạnh đó, đây cách là mẹo chữa nhiệt miệng cho bé mà ba mẹ có thể áp dụng khi con bị nhiệt. Tuy nhiên, khi sử dụng cho bé nhỏ, cha mẹ cần quan tâm đến số lần và lượng mật ong khi bôi vào vết thương cho bé.
Trị nhiệt miệng bằng dầu dừa
Dầu dừa có lẽ là một nguyên liệu đã vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn khá tốt. Lý do là bởi bên trong dầu dừa có chứa acid lauric, giúp bạn có thể giảm đau, sưng viêm và những khó chịu bạn có thể gặp phải khi bị nhiệt miệng.
Chất kháng viêm tự nhiên này sẽ giúp các vết thương, vết bị nhiệt của bạn giảm bớt đỏ, đau và thời gian lành cũng nhanh hơn.
Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, sau đó thoa lên vết nhiệt vài lần/ngày cho đến khi vết thương lành.
Bạn cũng có thể sử dụng chúng để súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày để vết loét trở nên lành hơn.
Chữa nhiệt miệng nhanh khỏi cùng Cúc La Mã
Cúc La Mã được biết đến là phương thuốc tự nhiên giúp bạn có thể chữa lành vết thương và giảm đau. Loài hoa này có chứa hai hợp chất với khả năng chống viêm và sát trùng lần lượt là azulene và levomenol.
Bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên phần bị nhiệt trong khoảng vài phút hoặc bạn cũng có thể sử dụng cách pha trà Cúc La Mã uống khoảng 3 – 4 lần/ngày để cơ thể luôn được thanh lọc, giải nhiệt.
Tham khảo mẹo trị nhiệt miệng bằng oxy già
Một trong mẹo trị nhiệt miệng khá hiệu quả nhưng lại khiến bạn hơi xót một chút, chính là việc sử dụng oxy già.
Oxy già có tác dụng làm sạch vết thương, giảm vi khuẩn trong miệng. Khi bạn sử dụng chúng để bôi lên vết thương sẽ nhận thấy sủi bọt trắng cùng cảm giác đau rát khá mạnh.
Tuy nhiên, đây là cách chữa nhiệt miệng tại nhà được các bác sĩ khuyến cáo là không nên sử dụng do oxy già có khả năng tiêu diệt bạch cầu, làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh xung quanh, đồng thời làm giảm khả năng hỗ trợ hồi phục vết thương của bạn.
Mặc dù, hiện nay có khá nhiều phương pháp kết hợp với dịch dịch sát khuẩn để có thể chữa nhiệt miệng nhưng oxy lại chưa phải biện pháp tối ưu.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng được chỉ là nên hạn chế tần suất và lượng oxy già mỗi lần sử dụng.
Hy vọng với những chia sẻ về các mẹo chữa nhiệt miệng sẽ giúp bạn tìm được phương pháp thích hợp để xử lý mỗi khi xảy ra tình trạng nhiệt miệng nhé!